Mì tôm hay mì gói là một món ăn rất đỗi quen thuộc với chúng ta. Quen thuộc hơn nữa là những bạn học sinh sinh viên thức khuya dậy sớm hay những hôm cuối tháng hết tiền thì mì tôm chính là người bạn cứu đói.
Nhưng liệu rằng ăn mì tôm có béo không? Ăn như thế nào mới tốt? Đó cũng là một câu hỏi mà khiến nhiều người trăn trở. Vậy thì hôm nay hãy cùng Lifesport khám phá xem liệu ăn mì tôm có béo như lời đồn và bí quyết ăn mì tôm đúng cách nhé!
> Có thể bạn quan tâm: Mua ghế massage Nhật Bản, nên hay không nên?
Ăn khoai lang có béo không? Những lợi ích bất ngờ từ việc ăn khoai
1. Ăn mì tôm có béo không?
Một gói mì thường sẽ có 2 phần chính đó là mì và gia vị (dầu, muối,…). Một số loại mì gói sẽ có thêm những thành phần khác nữa nhưng tổng quan mì tôm sẽ có 2 thành phần cơ bản.
Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng mì tôm có nhiều chất béo và cung cấp nhiều năng lượng, lo ngại đến việc mình ăn vào sẽ bị tăng cân. Tuy vậy, mì tôm lại khá nghèo dinh dưỡng.
Chẳng hạn, một loại mì tôm phổ biến tại Việt Nam như Hảo Hảo có thể có thành phần dinh dưỡng như sau:
- Năng lượng: 350 calo
- Carbohydrate: 51,4g
- Chất béo: 13g
- Chất đạm: 6,9g
Theo khuyến nghị thì năng lượng trung bình mà người trưởng thành cần cung cấp cho cơ thể hàng ngày nằm trong khoảng từ 2000 đến 2500 calo. So với số năng lượng này, thì năng lượng mà một gói mì tôm cung cấp là rất nhỏ.
Nếu bạn sử dụng mì tôm như một bữa ăn chính thường xuyên và kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng gầy gò và suy dinh dưỡng. Điều này đặc biệt đúng khi mì tôm thường chứa nhiều natri và chất béo không tốt cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều.
Chắc chắn tới đây bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “ăn mì tôm có béo không” rồi đúng không nè! Bạn sẽ không bị tăng cân nếu ăn mì tôm đâu. Nhưng nếu bạn đã ăn đầy đủ dinh dưỡng trong 3 bữa chính nhưng vẫn up thêm một bát mì thì việc béo lên sẽ là điều dễ hiểu nhé!
2. Những tác hại không ngờ của việc ăn mì tôm quá nhiều
Việc ăn mì tôm quá nhiều có thể gây ra một số tác hại không ngờ cho sức khỏe như:
– Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và natri có thể góp phần vào việc tăng huyết áp và mức cholesterol trong máu, tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
– Suy thận: Trong mì tôm có chứa natri và việc tiêu thụ quá nhiều natri có thể gây áp lực lên các cơ quan thận, góp phần vào suy thận và các vấn đề của thận.
– Thiếu dinh dưỡng: Mì tôm cung cấp ít chất đạm, vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sử dụng mì tôm thường xuyên có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng.
– Tăng nguy cơ tiểu đường: Các loại đồ ăn nhanh như mì tôm thường chứa nhiều carbohydrate tinh bột, có thể tăng đột ngột đường huyết và tăng nguy cơ tiểu đường.
– Vấn đề về hệ tiêu hóa: Mì tôm thường khá nghèo chất xơ, có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa và táo bón nếu tiêu thụ quá nhiều.
Không thể phủ nhận độ tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho những lúc cần thiết. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe, hãy tiêu thụ mì tôm và các thực phẩm ăn nhanh một cách hạn chế. Và đảm bảo rằng bạn đang duy trì một chế độ ăn uống cân đối và dinh dưỡng cho cơ thể.
Có thể bạn quan tâm: List 18 bài tập gym giảm mỡ bụng siêu tốc tại nhà
3. Vậy nên ăn mì tôm thế nào cho đúng?
Để đảm bảo sức khỏe cho những người tiêu dùng mì ăn liền, các chuyên gia dinh dưỡng đề xuất cần bổ sung thêm rau xanh và các nguồn đạm cung cấp đầy đủ vitamin, chất xơ và protein, những dưỡng chất thường thiếu trong mì ăn liền.
Không nên để mì ăn liền thay vào các bữa ăn chính, mà chỉ được dùng nó 1 đến 2 lần trong tuần.
Lifepost sẽ gợi ý một số bí quyết cho dân mê mì khi ăn vẫn đảm bảo sức khỏe nhé:
– Khi pha mì, các bạn nên trụng mì qua nước sôi để loại bỏ lớp màng tạo màu.
– Kiểm soát lượng mì nạp vào người mỗi tháng. Tốt nhất không nên quá 10 gói nhé.
– Hãy kết hợp thêm rau sống, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, tôm, trứng hoặc các nguồn thức ăn khác để cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bát mì nhé.
– Đặc biệt không nên ăn mì gói vào buổi tối hay đêm muộn để đảm bảo quá trình tiêu hóa tốt hơn và không gây áp lực quá mức cho hệ tiêu hóa vào thời gian nghỉ.
Xem thêm : Ghế Massage Toàn Thân Lifesport Chính Hãng, trả góp 0%
Máy Chạy Bộ giá rẻ Lifesport – Đa Năng, Chính Hãng, Trả Góp 0%
Xe Đạp Tập Thể Dục Lifesport Chính Hãng, Trả Góp 0%
Bài viết trên không chỉ giúp giải đáp câu hỏi “ăn mì tôm có béo không” mà còn giúp cho các bạn ăn mì một cách đúng đắn hơn nữa.Tuy nhiên chúng ta cũng nên có một chế độ ăn uống hợp lý để có được một thân hình khỏe khoắn thon gọn.
Đừng quên kiểm soát cân nặng và duy trì thể dục thể thao hằng ngày nhé. Tham khảo ngay các sản phẩm máy chạy bộ, xe đạp tập tại nhà từ Lifesport.vn để có thể chăm sóc sức khỏe của cả gia đình. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn đọc!
Mình thường làm mì xào ăn cho đỡ nóng, thêm nhiều rau xanh với đạm vô là ok nè
Dạ đúng rồi, kết hợp mì với nhiều nguyên liệu khác cũng là cách bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể ạ