Mất ngủ là bệnh gì? Biện pháp điều trị chứng mất ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với thể chất cũng như tinh thần con người. Khi mất ngủ thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Vậy, mất ngủ là bệnh gì? Tác hại ra sao và nên ăn gì để khắc phục? Mời bạn cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

1. Mất ngủ là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?

Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ, là tình trạng hay gặp nhất trong các bệnh lý về thần kinh như: stress, lo âu, trầm cảm, và các rối loạn tâm thần khác. Ngoài ra, đó còn có thể là do các bệnh lý mạn tính, gây đau đớn, khó chịu.

Người bệnh sẽ thường xuyên lặp đi lặp lại tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc, dễ tỉnh giấc và không ngủ lại được. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loại bệnh này, và đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vài bệnh lý sau:

1.1. Chứng trầm cảm

Trầm cảm là chứng bệnh thường gặp hiện nay. Nó làm cho người bệnh suy giảm năng lượng trí nhớ, không có thói quen về giờ giấc ăn uống, khó tập trung, hay nghĩ tiêu cực. Dần dần, người bệnh sẽ khó chìm vào giấc ngủ, mất ngủ thường xuyên. Nếu không được điều trị thì tình trạng này ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

1.2. Viêm khớp dạng thấp

Với những người bị viêm khớp dạng thấp thì tình trạng mất ngủ cũng diễn ra thường xuyên hơn. Bệnh lý này xảy ra khi hệ miễn dịch tự chống lại chính mình, tấn công những khớp khỏe mạnh, làm cho sụn và xương không thể phục hồi. Do vậy, người bệnh luôn cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, khó ngủ.

1.3. Viêm mũi dị ứng

Khi nằm xuống, người bệnh thường xuyên bị nghẹt mũi, khó thở hoặc đau nhức vùng mũi khiến hô hấp bị cản trở. Vì thế, bệnh nhân thường phải thay đổi tư thế, tỉnh giấc giữa đêm để điều chỉnh nhịp thở. Từ đó gây nên mất ngủ dai dẳng và kéo dài.

1.4. Trào ngược dạ dày

Đây cũng là nguyên nhân phổ biến cho câu hỏi mất ngủ là bệnh gì. Trào ngược dạ dày là chứng bệnh thường gặp ở mọi độ tuổi. Triệu chứng thường gặp sẽ là thường xuyên ợ nóng, khi nằm bị nghẹt thở, ho, đau họng, hôi miệng,… Sự khó chịu này sẽ làm bệnh nhân mất ngủ thường xuyên trong thời gian dài.

1.5. Thay đổi nội tiết tố

Thông thường, sau 50 tuổi, phụ nữ sẽ bước vào giai đoạn mãn kinh. Cơ thể sẽ có những sự thay đổi về nội tiết tố gây nóng bức, khó chịu, thường xuyên mất ngủ.

2. Hậu quả khi mất ngủ thường xuyên

Thường xuyên mất ngủ kéo dài gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe, có thể kể đến một vài tác hại như:

  • Mệt mỏi và khó tập trung: Mất ngủ trong thời gian dài khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, lúc nào cũng buồn ngủ, không thể tập trung vào công việc.

  • Dễ béo phì: Bị mất ngủ về đêm sẽ khiến cơ thể nhanh đói, thèm ăn, dẫn đến thói quen ăn vặt. Nếu không kiểm soát được lượng calo nạp vào sẽ dẫn đến tình trạng béo phì.

  • Tăng nguy cơ đột quỵ: Những người khi bị mất ngủ trầm trọng sẽ rất dễ đối mặt với nguy cơ đột quỵ. Theo nghiên cứu, nếu chỉ ngủ dưới 5 tiếng một ngày thì có có nguy cơ đột quỵ cao gấp 8 lần bình thường.

  • Bệnh liên quan đến tim mạch: Khi mất ngủ thường xuyên thì hệ thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng, tạo áp lực lên tim mạch dẫn đến huyết áp dễ tăng cao.

  • Rối loạn tâm lý: Khi tinh thần căng thẳng dễ làm cho người bệnh cảm thấy cô đơn, suy nghĩ tiêu cực và sợ giao tiếp. Đó là những triệu chứng của rối loạn tâm lý và cảm xúc.

  • Suy giảm sinh lý: Mất ngủ dẫn đến suy giảm nồng độ testosterone nam, làm giảm ham muốn và thường bị di tinh, mộng tinh.

3. Cách khắc phục chứng mất ngủ

Với những tác hại khôn lường của chứng mất ngủ, chúng ta cần tìm ra biện pháp điều trị mất ngủ phù hợp để khắc phục càng sớm càng tốt. Ngoài thăm khám bác sĩ, bạn cũng có thể tham khảo một vài lời khuyên sau:

  • Thiết lập thói quen ngủ đúng giờ: Nên tập cho mình thói quen đi ngủ sớm, lên giường từ 9 – 10h, tắt đèn và các thiết bị di động vào xung quanh, cơ thể sẽ rơi vào giấc ngủ khoảng 1 – 2 tiếng sau đó. Ngoài ra, không nên ngủ trưa quá nhiều vì dễ khiến trằn trọc, khó ngủ vào ban đêm.

  • Ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe: Một số loại thực phẩm có thể cải thiện chứng mất ngủ như: ngũ cốc nguyên hạt, thịt đỏ, mật ong, trà gừng, sữa ấm,… Nên ăn uống điều độ, kết hợp thực phẩm trên với rau xanh, hoa quả, uống đủ nước mỗi ngày. Khi cơ thể được bổ sung đủ chất sẽ khỏe hơn, ngủ ngon hơn.

​​>>Xem thêm: Cách uống nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ tại nhà

  • Tập thể dục thường xuyên: Khi cơ thể vận động, khí huyết được lưu thông tốt hơn, tâm trạng cũng trở nên thoải mái. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ mà không cần dùng đến thuốc.

  • Sử dụng ghế massage: Mỗi tối nằm ghế massage từ 15 – 30 phút cũng giúp cho cơ thể được thả lỏng, giảm nhanh mệt mỏi. Kết hợp cùng âm nhạc du dương sẽ giúp tinh thần thư thái và thoải mái hơn. Các động tác massage thuần thục, ấn huyệt lòng bàn chân đem đến giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Lifesport đã giới thiệu đến bạn về vấn đề mất ngủ là bệnh gì, nguyên nhân và cách khắc phục. Nếu như bạn cũng đang gặp tình trạng như trên, hãy tham khảo bài này hoặc đến gặp bác sĩ để được thăm khám tốt nhất.

Đánh giá ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Kinh Doanh Ghế Massage Đút Tiền – 5 Lưu Ý Bạn Cần Biết

Mục lục bài viết1. Mất ngủ là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?1.1. Chứng trầm[...]

Ghế Massage Bỏ Tiền – Giải Pháp Kinh Doanh Giúp Bạn Nhanh Giàu 

Mục lục bài viết1. Mất ngủ là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?1.1. Chứng trầm[...]

Máy Chạy Bộ BH Fitness Bao Nhiêu Tiền? Có Nên Mua Không?

Mục lục bài viết1. Mất ngủ là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?1.1. Chứng trầm[...]

Ghế Massage – Quà Tặng Ba Mẹ Ý Nghĩa, Độc Đáo

Mục lục bài viết1. Mất ngủ là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?1.1. Chứng trầm[...]

Ghế Massage Điều Khiển Bằng Giọng Nói – Ai Cũng Dùng Được

Mục lục bài viết1. Mất ngủ là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?1.1. Chứng trầm[...]

5 Tiêu Chí Chọn Mua Ghế Massage Dưới 20 Triệu Đảm Bảo Chất Lượng

Mục lục bài viết1. Mất ngủ là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?1.1. Chứng trầm[...]