Sắn không chỉ là một thực phẩm tiện lợi và đa dạng trong cách chế biến, mà còn được đánh giá cao vì những lợi ích đáng kể mà nó mang lại cho sức khỏe.
Với những lo ngại về cân nặng và nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể, bạn đã bao giờ tự hỏi rằng “Ăn sắn có béo không?”
Hãy cùng Lifesport khám phá những sự thật thú vị về sắn và tìm hiểu cách làm sao bổ sung nó vào thực đơn ăn uống nhưng vẫn duy trì được một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối.
Ăn sắn có béo không?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, củ sắn có hàm lượng chất béo rất thấp. . Trong mỗi 100g củ sắn, chỉ có khoảng 0,1g chất béo, chính vì thế sắn được xếp vào nhóm thực phẩm chứa ít calo và không gây tăng cân.
Bên cạnh đó, chất béo trong sắn chủ yếu là chất béo không bão hòa, loại chất béo tốt cho sức khỏe tim mạch.
Dưới đây là một số thành phần chính của củ sắn mà bạn cần biết:
– Hàm lượng carbohydrate cao: Sắn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Điều này làm cho nó trở thành một phần quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là cho những người cần nhiều năng lượng như người tham gia hoạt động thể thao.
– Chất xơ: Củ sắn chứa nhiều chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa và duy trì sự cân bằng đường huyết.
– Vitamin và khoáng chất: Củ sắn cung cấp một loạt các vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin C, vitamin B6, kali, và một số khoáng chất khác. Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và tái tạo tế bào. Vitamin B6 hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, trong khi kali giúp duy trì cân bằng điện giải và làm việc của cơ và dây thần kinh.
Ngoài việc cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, sắn là thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng bởi lượng calo mà nó mang lại không quá nhiều.
4 lợi ích tuyệt vời mà sắn mang lại
Sắn không chỉ là một loại thực phẩm dễ ăn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người mà nó còn cung cấp nhiều lợi cho sức khỏe cho cơ thể.
2.1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Sắn là một trong những nguồn chất xơ tự nhiên tuyệt vời, giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Ngoài ra, quá trình tiêu hóa tinh bột từ sắn tạo ra butyrate, một axit béo có khả năng giảm viêm, ngăn ngừa viêm loét dạ dày và nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng.
2.2 Tăng Cường Miễn Dịch
Sắn là thực phẩm giàu vitamin C, cung cấp khoảng 20% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Vitamin C không chỉ tăng cường hệ thống miễn dịch mà còn có khả năng chống oxi hóa mạnh mẽ. Nó giúp sản xuất collagen, giúp làm sáng da, làm mờ thâm sẹo nhanh chóng.
2.3. Điều Hòa Huyết Áp
Sắn cung cấp kali, một khoáng chất quan trọng giúp điều hòa nhịp tim và huyết áp. Nghiên cứu cho thấy rằng kali hỗ trợ giảm căng thẳng thành mạch, ổn định huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.
2.4. Bảo Vệ Xương Khớp
Magie trong sắn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi và kiểm soát viêm nhiễm. Sắn cung cấp lượng magie đáng kể, cung cấp hơn ⅓ nhu cầu magie hàng ngày của cơ thể. Điều này giúp tăng cường mật độ xương, giảm đau nhức và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp.
Với tất cả những lợi ích này, sắn không chỉ là một loại thực phẩm ngon miệng mà còn là một phần quan trọng để duy trì sức khỏe và cân đối dinh dưỡng. Hãy nhanh chóng thêm sắn vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình để tối ưu được những lợi ích mà nó mang lại.
Gợi ý 3 thực đơn giảm cân đơn giản cùng với sắn
Vì là thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo thấp và cung cấp một lượng calo ít, sắn được khuyến khích đưa vào thực đơn giảm cân dành cho mọi người. Lifesport gợi ý cho bạn thực đơn giảm cân đơn giản cùng với sắn.
3.1 Sắn Luộc – Lựa Chọn Sáng Suốt Cho Giảm Cân
Sắn luộc đã lâu trở thành một món ăn phổ biến trong việc kiểm soát cân nặng và loại bỏ mỡ bụng một cách hiệu quả. Không chỉ vì hương vị thơm ngon, sắn luộc còn được ưa chuộng bởi tính cách chế biến đơn giản.
– Bước 1: Gọt vỏ củ sắn và rửa thật sạch với nước.
– Bước 2: Đặt sắn đã chuẩn bị vào nồi và đổ ngập nước. Đun sắn trong khoảng 15 phút cho đến khi thấy sắn mềm và nở thì có thể tắt bếp.
– Bước 3: Vớt sắn ra và để nó ráo nước tự nhiên và thưởng thức.
Sắn luộc là một cách tuyệt vời để cung cấp năng lượng cho cơ thể mà không cần phải lo lắng về lượng calo cao hay chất béo. Bạn có thể dùng sắn luộc như một phần của bữa ăn chính hoặc là một phần trong các món salad, soup, hay mì sắn ngon miệng.
3.2. Giảm cân hiệu quả với bánh sắn
Để đa dạng thực đơn giảm cân với sắn bằng cách làm bánh sắn. Kết hợp vị thơm của sắn với hương ngọt của dừa, bạn sẽ có một món ăn ngon miệng và lành mạnh.
– Bước 1: Bóc vỏ sắn và rửa thật sạch với nước.
– Bước 2: Mang sắn đã chuẩn bị luộc chín. Sau đó, vớt sắn ra và để nó ráo nước tự nhiên.
– Bước 3: Loại bỏ phần ruột của sắn và dầm nát.
– Bước 4: Trộn đều sợi dừa nhỏ với sắn, tạo thành hỗn hợp mềm mịn và thơm ngon.
– Bước 5: Nặn hỗn hợp thành từng viên bánh có hình cầu đẹp.
– Bước 6: Đặt những viên bánh đã nặn vào lò nướng và nướng khoảng 20 phút.
– Bước 7: Cho ra đĩa và cùng thưởng thức.
Hãy thử ăn bánh sắn thay cho bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày để giúp kiểm soát khẩu phần ăn trong các bữa chính và đào thải mỡ thừa một cách hiệu quả.
3.3. Đa dạng thực đơn giảm cân với chè bột khoai mì
Hãy đổi khẩu vị và thử nấu chè sắn, một món ăn ngon với sự kết hợp độc đáo giữa cảm giác thơm dẻo của khoai mì và sự ngậy của nước cốt dừa.
– Bước 1: Sắn sau khi sơ chế bằng cách bỏ vỏ và rửa sạch thì đem đi luộc.
– Bước 2: Vứt bỏ phần ruột sắn, sau đó cắt thành những đốt vuông nhỏ
– Bước 3: Tiếp tục đun sôi nước sau đó bỏ vào bát dừa nạo, để nguội khoảng 15 phút và lọc lấy phần nước dừa.
– Bước 4: Tiếp tục đun phần nước dừa vừa lọc (có thể gia giảm lượng đường tùy khẩu vị).
– Bước 5: Nước dừa sôi, cho sắn đã cắt vào chung.
– Bước 6: Dùng vá khuấy đều.
– Bước 7: Múc chè ra bát và thưởng thức.
Lifesport đã giải đáp cho bạn câu hỏi “Ăn sắn có béo không?” và thật sự sắn không phải là loại thực phẩm gây tăng cân. Hơn nữa, ăn sắn một cách khoa học có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng và đốt cháy mỡ thừa. Vì vậy hãy nhanh chóng thêm sắn vào danh sách các món ăn yêu thích của mình nhé.